Một bản giao hưởng đầy màu sắc mang tên phong cách nội thất indochine, với sự hoài cổ đậm chất Á Đông cùng một chút trầm lắng, tinh tế là lý do khiến phong cách nội thất này luôn được ưa chuộng tại thị trường nội thất Việt Nam. Hãy cùng Nội thất Tân Hoàng Gia tìm hiểu về phong cách nội thất indochine và lịch sử hình thành nhé!
1. Thuật ngữ indochine
"Indochine" là tên tiếng Pháp có nghĩa là Đông Dương. Đông Dương là một bán đảo nằm ở vùng Đông Nam, châu Á. Trong những năm 1887-1954 đây là khu vực nằm dưới quyền cai trị của đế quốc thực dân Pháp tại Đông Nam Á
Vị trí địa lý của Đông Dương nằm gần nước Ấn Độ (Indo) và nước Trung Quốc (China). Vì thế văn hóa của các nước bán đảo cũng chịu ảnh hưởng nhiều của 2 nước Trung - Ấn. Bởi vậy, tên quốc tế của Đông Dương được ghép từ Indo - China (Indochina), tiếng Pháp là Indochine.
2. Thế nào là phong cách nội thất indochine
"Phong cách Đông Dương" là tên gọi thứ 2 của phong cách nội thất indochine. Trong tiếng Pháp, indochine là từ ngữ chỉ 6 nước Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Myanma.
Được hình thành từ thời Pháp thuộc, nội thất indochine là sự giao thoa kết hợp giữa văn hóa hiện đại của phương Tây và nét cổ kính của phương Đông. Sự kết hợp này đã tạo nên phong cách nội thất mang tính thẩm mỹ cao, vẫn giữ được bản sắc dân tộc từng nước, lại vẫn tinh tế, thanh lịch thể hiện rõ trên từng chi tiết.
2. Lịch sử hình thành phong cách nội thất indochine
Thời điểm xuất hiện phong cách nội thất Đông Dương (indochine) là khi thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm lãnh thổ Đông Dương. Giai đoạn 1893-1954, phong cách thiết kế này gọi là phong cách thực dân. Tại Việt Nam, phong cách Đông Dương phát triển sau những năm 1920.
3 GIAI ĐOẠN CỦA PHONG CÁCH INDOCHINE THỜI PHÁP THUỘC
Theo dòng chảy lịch sử, sự du nhập phong cách nội thất Pháp vào nước ta trải qua 3 giai đoạn. Ở mỗi một giai đoạn lại có đặc điểm và sắc thái khác nhau và cũng ở từng giai đoạn lịch sử lại có những công trình xây dựng minh chứng cho nét đẹp giao thoa văn hóa theo thời gian.
Giai đoạn 1: Giai đoạn áp đặt (từ thập niên 80, 90 cuối thế kỳ 19 đến đầu thế kỷ 20)
Đây là giai đoạn người Pháp mang nguyên bản phong cách châu Âu vào xây dựng công trình thiết kế Đông Dương. Đặc điểm của các công trình giai đoạn này mang tính chất phòng thủ, thể hiện tính áp chế trong quân sự, phô trương quyền lực và sự giàu có của chủ nghĩa thực dân.
Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 20 đến thập niên 30, 40 của thế kỷ 20.
Do gặp phải khí hậu nóng ẩm, cùng với tập quán sinh hoạt khác biệt của Việt Nam khiến cho những thiết kế và kiến trúc người Pháp gặp nhiều bất cập nên nét kiến trúc cũ bị bỏ qua và chạy theo các trào lưu mới như phong cách Art Nouveau, Art Deco,... chú trọng vào các giải pháp để thích hợp với khí hậu vùng miền và văn hóa thuộc địa.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, con người nơi đây, kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard đã bị hấp dẫn bởi nét mộc mạc, truyền thống của dân tộc Việt Nam và tạo ra phong cách mới lạ, đường nét thiết kế đã được trang trí tối giản. Hình khối kết hợp những đặc trưng địa phương như sắt cong, họa tiết kỷ hà, mỹ thuật Khmer, Chăm, Hoa,... được ưa chuộng.
Giai đoạn 3: Sau những năm 1930.
Giai đoạn này phong cách indochine đã nghiêng về phong cách hiện đại, bắt kịp xu hướng thế giới, các trang trí trong nội thất indochine là hình khối vuông vức, trang trí đơn giản, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được nguyên bản giá trị bản sắc Việt.
3. Điểm danh những công trình tiêu biểu của kiến trúc Đông Dương tại Sài Gòn và Hà Nội
Phong cách Indochine tại Sài Gòn: Các công trình với nét kiến trúc đậm chất Pháp kết hợp với vật liệu truyền thống như: Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, Nhà hát lớn Thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử, Hotel Continental Saigon, khách sạn Park Hyatt Sài Gòn,...
Phong cách Indochine ở Hà Nội: So với Sài Gòn, phong cách indochine nơi đây có phần cổ kính hơn. Các công trình đầu tiên mang phong cách Đông Dương Indochine là Trường Đại học Đông Dương, Nhà hát lớn Hà Nội, Tòa án Hà Nội, Khách sạn Hanoi Metropole,...
Cho đến thời điểm hiện tại, phong cách Indochine vẫn mang sứ mệnh kết nối giữa hoài cổ và hiện đại và được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn cho không gian của gia đình mình.